Tin tức

Trò chuyện: Bàn về việc dịch trong Nhiếp ảnh, nhân “Buổi Đầu Nhiếp Ảnh Việt Nam”

Trò chuyện: Bàn về việc dịch trong Nhiếp ảnh, nhân “Buổi Đầu Nhiếp Ảnh Việt Nam”

Meeting ID: 899 595 7690
Passcode: Talk130822


Vào chiều thứ Bảy, 13/08/2022, Noirfoto Studio-Darkroom-Gallery tổ chức một cuộc trò chuyện về dịch thuật trong Nhiếp ảnh tại Việt Nam với dịch giả/giám tuyển độc lập Dương Mạnh Hùng, nhân trường hợp cuốn “Buổi Đầu Nhiếp Ảnh Việt Nam” do Hùng chuyển ngữ.

Với một nền nghệ thuật non trẻ, Việt Nam vốn luôn thiếu những tài liệu tự viết lẫn dịch thuật về lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây với sự quan tâm gia tăng của công chúng đối với nghệ thuật, nhiều tủ sách nghệ thuật ra đời và nhiều đầu sách giá trị được dịch và xuất bản tại thị trường trong nước. Cuốn “Buổi Đầu Nhiếp Ảnh Việt Nam” của tác giả Terry Bennet nằm trong số đó, thu hút nhiều sự chú ý và cả những thảo luận đa chiều ngay khi ra mắt vào năm ngoái 2021.

Bìa cuốn Buổi Đầu Nhiếp Ảnh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam

Nhân dịp đó, Noirfoto mời dịch giả Dương Mạnh Hùng cùng trò chuyện về việc dịch thuật cuốn sách này nói riêng và dịch thuật nhiếp ảnh nói chung tại Việt Nam. Trong sự kiện, trước hết, Hùng sẽ chia sẻ những thách thức khi chuyển ngữ “Buổi Đầu Nhiếp Ảnh Việt Nam”, như khi tìm kiếm và lựa chọn các thuật ngữ nhiếp ảnh chính xác trong tiếng Việt, đối chiếu và kiểm chứng các tên riêng của người và địa danh,… Sau đó, Noirfoto và diễn giả khách mời sẽ có những trò chuyện cởi mở về hiện trạng của việc chọn sách và dịch sách nghệ thuật tập trung vào ngách riêng của nhiếp ảnh vốn là một địa hạt non trẻ khi đặt vào bức tranh chung khổng lồ của lịch sử nghệ thuật. 

Nhiếp ảnh gia Dương Mạnh Hùng. Ảnh: Lâm Hiếu Thuận

Trong nghệ thuật thị giác nói chung và nhiếp ảnh nói riêng tại Việt Nam, các thuật ngữ chuyên ngành và tài liệu chuyên môn đều chưa đủ, dẫn tới khó khăn trong truyền bá kiến thức. Thảo luận này nhằm nhìn nhận rõ ràng hơn những khó khăn đó đồng thời cũng là cơ hội để cùng chia sẻ và phát triển các giải pháp cho Việt Nam. 

Tại Noirfoto, buổi nói chuyện tiếp nối và mở ra các trao đổi xoay quanh nghệ thuật với trọng tâm là phương tiện nhiếp ảnh, nhằm đóng góp vào sự phát triển của nền tảng lý luận song song với thực hành nhiếp ảnh nghệ thuật đầy tiềm năng – sứ mệnh mà Noirfoto luôn theo đuổi.

Buổi trò chuyện Sự đắt giá của tác phẩm Nhiếp ảnh với khách mời nhiếp ảnh gia – nghệ sĩ – chuyên gia in ấn Bạch Nam Hải và nhiếp ảnh gia – đồng sáng lập Matca Mai Nguyên Anh, với sự điều phối của nhà sư phạm nghệ thuật/dịch giả Hương Mi Lê; do Noirfoto tổ chức cho Room of Fotography Hanoi. Ảnh do Noirfoto cung cấp

Dương Mạnh Hùng là một dịch giả/giám tuyển. Thực hành của Hùng đan xen sự phức tạp của chữ nghĩa cùng tính vi tế của thị giác nhằm phản hồi và chất vấn thực trạng của thế giới. Mối quan tâm của Hùng giữa các tương tác trong nghệ thuật thị giác và dịch thuật đến từ việc chú ý mật thiết đến bối cảnh lịch xã hội-chính trị toàn cầu và Đông Nam Á, đặc biệt là thông qua lăng kính thực vật/sinh thái học.

Là một dịch giả và thành viên của đơn vị xuất bản độc lập Bar De Force Press, ngoài Buổi Đầu Nhiếp Ảnh Việt Nam, Hùng đã dịch các tác phẩm Tất cả đều giả dối Tất cả đều mộng tưởngỞ thị trấn chán ốm của Nguyễn Thuý Hằng sang tiếng Anh; tham gia dịch A sand county Almanac (Aldo Leopold), Exit West (Mohsin Hamid), và Farming of Bones (Edwidge Danticat) sang tiếng Việt, cũng như đóng góp vào bản tiếng Anh của kiệt tác Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư)… Gần đây, Hùng đồng giám tuyển triển lãm Phổ Hiếu Kỳ (Illuminated Curiosities) cùng Ace Lê và Tâm Nguyễn, do Nguyên Art Foundation tổ chức, với sự tham gia của hơn 20 nghệ sĩ thành danh Việt Nam và quốc tế.

Ảnh: Saigoneer
Dương Mạnh Hùng giới thiệu tác phẩm triển lãm Phổ Hiếu Kỳ do anh đồng giám tuyển. Ảnh: Phạm Quang Bách

Sự kiện diễn ra trực tiếp trong không gian studio của Noirfoto tại 199 bis Nguyễn Văn Hưởng, p. Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP HCM và online trên nền tảng Zoom cũng như phát trên trang Facebook của Noir,