[english below]
Noirfoto rất may mắn khi được bác Tom Hricko nhận lời mời hợp tác với vai trò cố vấn nghệ thuật. Tom không những là một nghệ sĩ nhiếp ảnh lão luyện, mà còn là một nhà giáo dục với lịch sử hoạt động và kinh nghiệm dày dặn. Sắp tới, Noirfoto sẽ cùng Tom thổi một làn gió mới đến nhiếp ảnh Việt Nam. Nhưng trước tiên, mời các bạn cùng làm quen với bác qua bài phỏng vấn này đã nhé!
NF: Mọi thứ bắt đầu như thế nào?
T: Lúc tôi còn bé, ba anh em nhà tôi luôn hứng thú với nghệ thuật và luôn luôn vẽ vời. Vì thế mà bố mẹ chúng tôi, những người ủng hộ việc ấy, luôn có dư dả giấy, mực, và hoạ cụ. (Cũng khá thú vị là anh lớn của tôi là một kiến trúc sư, còn em trai tôi lại là một chuyện gia in ấn). Thêm vào đó, bố tôi cũng có một bộ dụng cụ rọi ảnh cơ bản. Từ lúc tầm 12 tuổi, tôi đã nghịch ngợm với những tấm âm bản cũ của gia đình bằng cách rọi chúng trong phòng tắm tầng hai, nhưng tôi cũng nhanh chóng mất hứng. Đến khi vào đại học, tôi theo đuổi ngành Hội họa và Sư phạm Nghệ thuật. Nhưng rồi sau hai năm, việc học tập chững lại khi quân đội kêu gọi tôi nhập ngũ. Không thể vẽ, tôi sắm một chiếc máy ảnh để thỏa nỗi nhớ được vẽ và chiếc máy ảnh rất nhanh chóng trở thành vật bất ly thân của tôi. Trở về sau hai năm trong quân ngũ, tôi đã chuyển hướng từ học hội họa sang nhiếp ảnh (1969).
Tôi bắt đầu từ nhiếp ảnh báo chí, sau đó chuyển sang chụp phong cảnh trên máy khổ trung và khổ lớn.
NF: Điều gì đã khiến ông đến và sinh sống ở Việt Nam? Nguồn cảm hứng của ông khi ở đây là gì?
T: Tôi từng có một người bạn gái người Việt mà đã rời Việt Nam sang Pháp và rồi đến Mỹ khi còn thiếu nữ. Vào năm 1994, cô ấy có mong muốn được hồi hương và đã làm như thế. Cô tìm được một công việc tiếp thị ở Sài Gòn và sau vài tuần ở đó thì cô gọi tôi và nói rằng Sài Gòn tuyệt lắm, anh nên tới đây. Đó cũng đúng là lúc tôi đang kiệt sức với tất cả công việc xung quanh tôi, từ việc giảng dạy đến những buổi triển lãm công nghiệp ở phòng trưng bày thương mại nơi tôi làm bấy giờ. Tôi cần một kì nghỉ, trốn chạy tất cả mọi thứ, kể cả nhiếp ảnh. Thế nên tôi đã bán đi mọi thứ đáng giá và đóng tất cả hành trang trong một chiếc vali. Chỉ như vậy thôi, tôi đặt chân tới Sài Gòn. Để tóm tắt câu chuyện dài sau đó: một năm sau, cô bạn gái quay về Mỹ, còn tôi vẫn ở Việt Nam đến tận bây giờ.
Nguồn cảm hứng của tôi không chỉ ở Việt Nam, mà từ mọi thứ, nó có thể là một thứ gì đó tôi đã nhìn thấy và khiến tôi quyết định phải khám phá/điều tra nó, hoặc điều gì đó trừu tượng hơn và ít trực quan hơn chợt bừng lên trong tâm trí. Mà, dĩ nhiên, cũng có thể là sự kết hợp của cả hai. Trong nhiếp ảnh, và trong cuộc sống cũng thế, tôi thích những điều cơ duyên mang tới, thay vì phải đi truy tìm chúng. Thông thường, tôi cứ trôi dạt cho tới khi điều gì đó chợt nảy ra trong đầu.
NF: Những ai có tác phẩm ảnh hưởng đến ông nhiều nhất?
T: Sự ảnh hưởng là một thứ vô định, chúng đến rồi đi, có khi quay lại, nhưng cũng có thể thay đổi. Nguồn cảm hứng đầu tiên của tôi là hai người thầy dạy nhiếp ảnh chính của tôi. Một người là nhiếp ảnh gia phóng sự, còn người kia là nhiếp ảnh gia phong cảnh. Người thầy thứ nhất đã giúp tôi biết đến những tác phẩm của W. Eugene Smith – không chỉ qua những bức ảnh tuyệt vời của ông mà cả sự chìm đắm của ông vào chủ thể. Những kỹ thuật in rọi của Smith cũng đã quyến rũ tôi, đặc biệt là việc ứng dụng quy trình tẩy chọn lọc. Cũng qua người thầy này mà tôi đã biết tới Paul Strand, đặc biệt là những tác phẩm tại Ý và Ngoại Hebrides. Người thầy còn lại thì đã mang tôi đến với những bức phong cảnh kỳ bí của Paul Caponigro, một nhân vật đã ảnh hưởng rất nhiều tới tôi. Một vài nguồn học hỏi khác là Edward Weston, với những bức ảnh tĩnh vật, đặc biệt là trong xử lý ánh sáng. Rồi những toà nhà u ám của Atget, hay những ánh nhìn đầy trí tuệ của Walker Evans. Đây chỉ là vài ví dụ về nhiếp ảnh gia đã cho tôi thấy được khả năng của phương tiện này.
Tôi cũng muốn nhắc tới John Cohen, một nhiếp ảnh gia, nhà làm phim, một nhạc công và một nhà âm nhạc-dân tộc học, đã quá cố. John là trưởng khoa nhiếp ảnh ở Trường Đại học Tiểu Bang New York ở Purchase vào thời mà tôi vẫn dạy học ở đấy năm 1989-1994. Tôi có thể lắng nghe ông ấy nói hàng giờ liền, nhất là những câu chuyện kể của ông về giới âm nhạc và nghệ thuật ở New York thời những năm 1960, chính là nơi và lúc mà ông ấy đã chụp được một Bob Dylan còn rất trẻ. Chuỗi buổi giảng hàng tuần vào bữa ăn trưa củ ông tại trường ĐH – “On The Edge” (TD: “Nơi ranh giới”) đã mang tới rất nhiều nghệ sĩ bên lề đầy hấp dẫn. (Hãy xem cuốn sách của ông: “This is No Eye“, TD: “Không có con mắt nào“).
NF: Ông đã có rất nhiều tác phẩm mà giờ đang nằm trong những bộ sưu tập cá nhân lẫn doanh nghiệp. Và ông cũng có hoạt động đào tạo nhiếp ảnh, cũng từng là giám tuyển và giám khảo cho Ủy ban Nghệ thuật tiểu bang Connecticut, từng cố vấn kỹ thuật cho Mona Berman Fine Arts, và giờ là cố vấn nghệ thuật cho Noirfoto nữa. Nhiều việc thế này! Ông lấy động lực từ đâu để làm hết bao việc như thế?
T: Tôi không nghĩ trong bản thân tôi đặc biệt có điều gì đó thúc đẩy cả. Trong cuộc sống của tôi có hai “nhu cầu” tất yếu: tạo ra những bức ảnh và có thức ăn bỏ bụng. Chúng tạo nên một sự cân bằng giữa việc kiếm sống và dành ra được đủ thời gian, vật liệu, và môi trường phù hợp để sáng tác. Công việc kiếm sống cứ càng liên quan đến nghệ thuật hay nhiếp ảnh, thì tôi lại càng dễ thở hơn. Dĩ nhiên vì thế, tôi quyết định dạy về nhiếp ảnh, và làm việc cùng một phòng trưng bày. Nhưng quy cho cùng thì động lực duy trì được việc làm ảnh của bản thân là trên hết và bền bỉ.
NF: Dù không thể phủ nhận rằng ông là một bậc thầy trong nhiếp ảnh truyền thống, thực hành của ông lại dần chuyển sang phương thức kỹ thuật số. Ông có thích cái nào hơn không? Rồi tại sao ông lại có bước chuyển đổi này?
T: Thời mà tôi vừa sang Việt Nam, máy ảnh kỹ thuật số loại dùng được lúc bấy giờ rất đắt đỏ, mà loại mua được thì chẳng tốt lắm. Tuy thế, vì tò mò nên năm 2006, tôi đã mua thử một con Canon IXY Digital 50 có 4 megapixel, chất lượng của nó khá bất ngờ. Đến năm 2011 thì tôi mua được một chiếc Olympus loại M4/3, và quyết định trở nên nghiêm túc với nhiếp ảnh kỹ thuật số. Kể từ đó tôi chẳng còn chụp film nữa. Bây giờ thì tôi dùng một con Sony cỡ APS-C và còn đang đắn đo một chiếc máy ảnh khổ trung (medium format) kỹ thuật số.
Còn về thích cái nào hơn thì là quy trình của kỹ thuật số của hình ảnh của thủ công. Có lẽ tuổi tác đã khiến tôi lười biếng, thế nên tôi thích cái tính tức thì của kỹ thuật số. Tôi không còn kiên nhẫn như lúc còn trẻ hơn nữa, và tôi cần phải thấy ngay những ý tưởng để còn biết đường mà xử lý chúng: tiếp tục, thay đổi, hay từ bỏ. Công đoạn tráng rửa, chọn lọc, và in rọi ảnh – chúng không còn hấp dẫn tôi nữa, quá chậm. Biết đâu là vì tôi cảm thấy thời gian không còn nhiều nữa và tôi cần phải càng làm nhiều ảnh càng tốt? Có khi thế lắm. Thêm vào đó, tôi cũng ưa thích một vài kỹ thuật chỉnh sửa hậu kỳ kỹ thuật số.
Dẫu vậy, tôi chưa bao giờ in được một bức hình nào từ một tệp ảnh số mà khiến cá nhân tôi cảm thấy thoả mãn theo cùng một cách với hình rọi từ âm bản phim lên giấy nhạy sáng cả. Sự sắc nét của những hạt tinh thể bạc vẫn là thứ tôi yêu thích, kể cả khi bức ảnh đó được số hoá rồi in phun. Rất nhiều cách mô phỏng hiệu ứng của phim, tôi cũng đã thử qua, nhưng kết quả thì không thể nào có được những phẩm chất đặc biệt như những tấm ảnh 4×5 hay Rolleiflex của tôi.
NF: Trong thời đại số này, ông có thấy kỹ nghệ nhiếp ảnh có phần nào bị mất đi không? Một nhiếp ảnh gia KTS có thiếu sót gì so với một nhiếp ảnh gia truyền thống không?
T: Thật may mắn vì tôi đã có hơn hai mươi năm thực hành nhiếp ảnh sâu sắc trước thời đại số, nguồn gốc cho mọi những nhận thức về ảnh của tôi tới tận giờ. Tôi khó có thể hình dung được ai có thể trở thành một nhiếp ảnh gia nào mà lại chưa từng trải qua những công đoạn làm ảnh thủ công. Chắc chắn là tôi đã chẳng nên được như con người ngày hôm nay nếu tôi chưa trải qua bấy nhiêu thời gian với phương thức thủ công. Có vẻ như nhiếp ảnh ngày nay đã trở nên “hình ảnh như là hình ảnh” nhiều hơn, và ít “hình ảnh như là vật thể” hơn.
Cũng chỉ tương đối gần đây mà nền tảng chủ yếu cho tác phẩm của tôi trở thành điện tử như một sự đối lập với tồn tại vật lý. Tôi không nói rằng đó là một điều không tốt. Thật ra, chính vì màn hình có ở mọi nơi mà tác phẩm của tôi vươn tới được với nhiều người hơn. Dẫu vậy, cứ gọi tôi là một ông già hoài niệm cũng được, nhưng tôi vẫn lấy làm tiếc cho những nhiếp ảnh gia mà chưa từng trải nghiệm cảm giác nâng niu từng thước phim, ngửi mùi thuốc hãm, hay bật đèn để chứng kiến những bức ảnh dần hiện hình ngay trước mắt. Đấy là trải nghiệm diệu kỳ mà tôi tin là một nhiếp ảnh thuần kỹ thuật số bị thiếu và do vậy, yếu kém hơn. Thứ ma thuật ấy giờ đây gần như đã mất đi, dẫu những người chưa biết tới nó thì cũng chẳng thấy khác gì… Tôi dù thế nào cũng luôn rất mừng là đã từng có nó.
NF: Vì đâu mà ông quyết định hợp tác với Noirfoto và VG Lab?
T: Chắc lần đầu tôi thấy ai nhắc tới VG Lab là trên Facebook. Sau đó tôi đến gặp Danny (Bạch Nam Hải) và lập tức nhận ra anh ấy rất hiểu biết, tâm huyết, thân thiện và chu đáo với những lời tôi nói. Phần còn lại thì các bạn cũng biết rồi đấy. Và Hải thì không ngừng tiến bộ.
Còn lần đầu tôi nghe nhắc đến Noirfoto là từ một người cùng trong hội bảo tồn kiến trúc mà tôi có tham gia. Tôi đã thiết nghĩ ai lại đủ điên rồ để vẫn cuồng đắm với ảnh thủ công trong cái thời buổi này thì ắt hẳn là một nhân vật thú vị lắm, nhưng cho cùng tôi cũng đã đến và làm quen với Ngọc. Một lần nữa cơ duyên lại dẫn dắt tôi.
Vũ Trần viết cho Noirfoto
Vũ đang theo đuổi ngành học Phê bình Truyền thông và Hoạt động Thời trang tại Đại học Mỹ thuật London – UAL. Mối quan tâm của Vũ hướng về những tác động của nghệ thuật đối với cá nhân và xã hội, và Vũ luôn nỗ lực hướng tới việc thúc đẩy mọi người phát triển quan điểm riêng biệt.
Noirfoto proudly introduces to everyone our newest member: Tom Hricko. He has joined us as our art consultant to provide us with his utmost knowledge and wisdom. Tom will participate in the next Noirfoto Group Show, as well as following exhibition activities to support artists looking to grow and develop! But first of all, let’s get to know him through this interview.
NF: How did it all start?
T: When I was a kid, my two brothers and I were always interested in art and were constantly drawing. Our parents encouraged this and kept the house well stocked with drawing materials. (Interestingly, my older brother is an architect and my younger brother is a printmaker) In addition, my father had a basic darkroom kit. When I was about 12, I fooled around with making contact prints of old family negatives in the upstairs bathroom but quickly lost interest. After high school (1964) I attended university majoring in Painting and Art Education. After two years, my study was interrupted when I was drafted into the army. Not being able to paint, I bought a camera to satisfy my need to make pictures of some kind and was soon carrying it everywhere. After my two-year stint in the army ended, I switched my major field of study from painting to photography (1969).
I started out with photojournalism and then switched to medium and large format landscape work.
NF: What made you decide to live in Vietnam? What is your source of inspiration while living here?
T: In 1994, my Vietnamese girlfriend, who had left Vietnam as a teenager in 1975 for France and later the US, had a desire to return to her roots in Vietnam. She found a marketing job in Saigon and after being there for a few weeks, called me saying that Saigon was great and that I should come over. This came at a time when I was getting burned out on teaching and the corporate art installations I was doing with a commercial gallery. I needed a sabbatical, some time away from everything, including photography. So I sold anything of value, packed one suitcase and flew to Saigon. Long story made short: after one year in Vietnam, the girlfriend went back to the US and I stayed in Vietnam
My source of inspiration not only in Vietnam, but anywhere, is either something seen which I decide to investigate/explore or, some more abstract and possibly less visual idea that occurs to me out of the blue. Or, of course, some combination of the two. In photography, as in my life, I am more inclined to let things happen to me as opposed to seeking or hunting. Normally I drift until something pops into my head.
NF: Whose work has influenced you most?
T: Influences are fluid: coming, going, returning, changing. Early influences came through my two main teachers. One was a photojournalist who introduced us to the work of W. Eugene Smith, not only his wondrous images but also to Smith’s total involvement with his subjects. Smith’s printing techniques also captivated me, especially his use of selective bleaching. Through this teacher, I also discovered Paul Strand, especially his work in Italy and the Outer Hebrides. My other teacher was mainly a large format landscape photographer through whom I was introduced to the mystical landscapes of Paul Caponigro, who became a major influence. Edward Weston’s still life photographs continue to guide, especially concerning lighting. Atget’s haunting buildings. The direct intellectual gaze of Walker Evans. These are just a few of the photographers whose work showed me what the medium was capable of. Here I will also mention the photographer, filmmaker, musician and ethno-musicologist the late John Cohen. John was the head of the photography department at the State University of New York, Purchase, when I taught there from 1989 – 1994. I could listen to him for hours, especially his tales of the New York art and music scene in the 1960s, where he photographed a very young Bob Dylan. John’s weekly lunchtime lecture series at the University, “On The Edge” brought in many fascinating fringe artists. (See his book: “There Is No Eye”)
NF: You have created lots of work that are in many private and corporate collections. You are also involved in photography education, juried and curated for the Connecticut Commission on the art, served as a (technical) consultant for Mona Berman Fine Arts and now an art consultant for NFS. That is a lot of work! Where does your ‘drive’ come from?
T: I’ve never considered myself to be particularly “driven”. There have been essentially two “needs” in my life: to make photographs and to put food on the table. A balancing act between making money and having enough time, materials and the proper environment to create. The more the money-making tasks were related to art/photography, the less intrusive and easier to tolerate they were. Therefore, the logical choices were teaching photography and working with a gallery. But the primary drive has always been sustaining the image-making process.
NF: You undeniably belong to the masterclass of traditional photography, yet your practice eventually shifted over to being digital. Do you favor one over the other? Why did you make the shift?
T: At the time when I first came to Viet Nam, digital cameras, if good, were very expensive and if affordable, were not very good. However, I was curious so, in 2006, I acquired a tiny Canon IXY Digital 50, a 4-megapixel camera which produced surprisingly good results. In 2011 I acquired an Olympus M 4/3 camera and decided to get serious about digital photography. I have not exposed a piece of film since then. I am using a Sony APS-C camera now and am thinking about a medium format digital device.
As far as preferring one over the other, I prefer the digital process but I prefer the analog look. Maybe age has made me lazy but I love the immediacy of digital photography. I am more impatient now than when I was younger and need to see ideas as quickly as possible so I can continue, change or abandon an idea. Processing and proofing and printing film no longer appeals to me, it is just too slow. Is this because I feel like I’m running out of time and need to make and see as many of my images as possible? Maybe. In addition, I prefer certain digital post-capture editing techniques.
On the other hand, I have never been able to have a print made from a digital file that can satisfy me the same way a fiber-based print from a film negative does. The crisp edges of silver halide grain are still my favorite look, even when translated into inkjet prints. I have tried film simulation programs but the results do not come close to that special quality of my Rolleiflex or 4X5 images.
NF: As the world was going digital, did you see any part of the craft of photography become lost? Does the digital photographer lack anything that the analogue photographer had?
I feel fortunate that I was able to spend over two decades heavily involved in the pre-digital world, where my photographic sensibilities are still rooted. It is difficult for me to imagine a photographer who has never exposed and developed film or who has not made and held an actual analog print. I certainly could not do what I do today if I had not spent so much hands-on time with the materials of pre-digital photography. It seems that photography today has become more about “image as image” and less about “image as object.” It is only relatively recently that the primary platform of my work became electronic as opposed to physical. I am not saying that this is a negative development, in fact my work has reached a larger audience as a result of the ubiquitous screen. Still, call me a nostalgic old dude, but I feel rather sorry for photographers who have never handled film, smelled fixer or flipped on the light in the darkroom to see a marvelous print staring back at him or her from the third tray. This is a magical feeling that I believe the strictly digital photographer lacks and is poorer because of this lack. . That magic is mostly lost today, although it probably doesn’t make any difference to those who have never experienced it. I, however, am glad I had it.
NF: Why did you choose to work with NFS (& VG Labs)?
T: I think it was on Facebook that I first saw a mention of VG Lab. I went over to see Danny and saw immediately that he was very knowledgeable, dedicated, easy to get along with and listened to what I needed. The rest is history. And he just keeps getting better.
I first heard about Noirfoto from a guy who is in one of the architectural preservation groups I belong to. I eventually went over to meet Ngoc thinking that anyone crazy enough to be an analog fanatic in this day and age was most likely an interesting character. So once again I was lucky.
by Vu Tran, for Noirfoto
Currently studying MA Fashion Media Practices and Criticism at the University of the Arts London – London College of Fashion, Vu concerns himself with the impact art has upon society as well as individuals. His main endeavour is to incite the development of unique and creative thinking.