Articles

Chia sẻ kinh nghiệm: Nhập Môn Nhiếp Ảnh Phim (P6 – Phần cuối)

TẠO RA ẢNH: LẮP VÀ THÁO PHIM

Để chụp ảnh bằng máy phim thì các bạn phải lắp phim, chụp ảnh, tháo phim, rồi tráng rọi ảnh.

Trước khi mở nắp lưng máy ảnh, hãy đảm bảo rằng không có bất cứ cuộn phim nào chưa được cuộn ngược lại trong đó.

Mỗi loại máy ảnh lại có một quy trình tháo lắp phim riêng. Nhìn chung, sẽ có một đòn bẩy chuyên dụng nhỏ nhỏ ở một bên, hoặc bạn có thể quay cần cuộn phim. Đừng bao giờ sử dụng lực quá mạnh lên máy ảnh của bạn. Không có hành động vật lý nào mạnh hơn hành vi xoay tay nắm cửa là cần thiết.

Bên trong máy ảnh, thông thường sẽ có một ống cuộn mà bạn có thể gắn được đầu cuộn phim vào. Hãy nhớ rằng việc cuộn phim của bạn được gắn chắc chắn đảm bảo trên ông này là việc rất quan trọng. Một cách tốt để kiểm tra là, một khi bạn đóng nắp lưng máy lại và quay phim, nút tua phim sẽ quay khi bạn quay phim theo chiều ngược lại. Một số máy ảnh có cách để kiểm tra việc này, một số thì không – nhưng nói chung bạn sẽ cần phải cảm nhận được một lực cản lại nhất định mỗi lần bạn thực hiện hành vi chụp ảnh.

Lần đầu tiên lắp phim có thể sẽ gây nản chí thực sự. Bạn có thể sẽ làm sai, và gây ra hậu quả mất một vài pô ảnh hoặc thậm chí hỏng cả cuộn. Nhưng đừng trở nên tuyệt vọng. Bất cứ nhiếp ảnh gia nào, kỹ thuật số hay phim, đều đã đang và sẽ phạm những sai lầm gây ra mất mát. Nếu bạn thực sự cẩn thận và suy nghĩ kỹ càng khi thực hiện việc lắp phim, sai lầm sẽ chỉ xảy ra một lần, hoặc không bao giờ.

Sau khi lắp phim, chụp ảnh, và đi tới cuối cuộn phim – đó là lúc cần tua ngược phim lại. Rất nhiều máy ảnh không cho phép bạn làm việc này trừ khi bạn mở khóa chúng. Máy ảnh có mô-tơ thì sẽ tự động tua phim cho bạn.

Một nút để mở khóa cơ chế tua ngược phim thường sẽ được thiết kế là nút dễ thấy nhất và khó có thể vô tình bấm nhầm. Nó có thể trông giống một nút kim loại nhỏ có độ nẩy nhẹ khi bạn ấn xuống, đi kèm một tiếng click nhỏ. Giờ đây bạn có thể tua phim ngược vào trong vỏ đựng.

Tiếp tục tua phim của bạn cho đến khi bạn có thể cảm thấy sự chuyển động chấm dứt hoàn toàn. Kết quả được trông đợi là toàn bộ phim nằm gọn trong vỏ mà không có bất cứ đuôi phim nào thò ra ngoài. Một cách tốt để chắc chắn rằng phim của bạn không bị lộ sáng đó là cái “đuôi” phim vốn là dấu hiệu của một cuộn phim mới sẵn sàng để lắp và dùng để chụp ảnh.

Một khi bạn đã tua hoàn toàn cuộc phim trở lại vỏ phim, mở máy ảnh của bạn ra và lấy cuộn phim. Đã đến lúc tráng cuộn phim của bạn ở lab ưa thích của bạn rồi.

TẠO RA ẢNH: ĐO SÁNG VÀ CHỤP ẢNH

Khi chụp ảnh, rất nhiều máy ảnh phim loại mới hơn sẽ đo sáng tự động cho bạn. Một số còn có tự động lấy nét – không khác gì máy ảnh kỹ thuật số.

Với máy ảnh hoàn toàn chỉnh tay, có một cách để đo sáng hoàn toàn chỉ sử dụng mắt của bạn. Tuy nhiên, đó không phải là kỹ thuật dành cho người bắt đầu. Nhưng nếu các bạn có hứng thú, hãy tìm hiểu về quy tắc Sunny 16.

Máy ảnh với thiết bị đo sáng đi kèm được lắp đặt trong thân máy sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ và để bạn tự chọn tốc độ chụp phù hợp. Trong trường hợp này, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều làm sao để chụp được một bức ảnh đủ sáng và rõ nét. Những loại máy ảnh này được gọi là ưu tiên (tốc độ đóng mở) màn trập (S – shutter priority). Canon QL25 là một ví dụ cho loại máy này.

Chế độ ưu tiên khẩu độ (A – Aperrture priority) sẽ tự động chọn một tốc độ chụp chính xác và để bạn tự chọn khẩu độ. Chế độ này thường được ưa chuộng hơn do bạn có thể kiểm soát được độ sâu trường ảnh (DOF). Yashica Electro 35 là một ví dụ của loại máy này.

Một số loại máy ảnh sẽ cho bạn chọn trong các chế độ nói trên hoặc cho bạn tự chỉnh tất cả các thông số. Máy ảnh cho phép làm việc này thường vẫn hoạt động hoàn bình thường với tất cả các chức năng ngay cả khi hết pin.

Chụp ảnh vào buổi tối là khó nhất để đo sáng chuẩn xác. Các thiết bị đo sáng đi kèm trong máy thường không đủ tốt. Thay vào đó, các bạn có thể sử dụng sự trợ giúp của Lumu, một app đo sáng miễn phí trên iOS.

Một số loại máy ảnh đi kèm với thiết bị đo sáng tích hợp nhưng rời với thân máy. Tất nhiên thiết bị loại này không tự động điều chỉnh các chức năng của máy ảnh nhưng sẽ cung cấp cho các bạn những con số để các bạn tự điều chỉnh bằng tay trên máy ảnh. Những loại đo sáng này rất khó để bỏ qua khi ở trong điều kiện hoạt động tốt. Chúng cũng không cần đến pin để có thể hoạt động.

Chụp ảnh với một thiết bị đo sáng riêng rẽ cũng giống như có một máy ảnh với thiết bị đo sáng tích hợp và rời với thân máy. Tuy nhiên bạn phải cầm hai thiết bị trong tay cùng một lúc.

Ngoài ra, bạn có thể tải xuống một app trên iOS hoặc Android mà có thể vừa đo sáng vừa giúp bạn nhìn trước bức ảnh của bạn trông sẽ như thế nào. Đây là phương pháp rẻ tiền nhất do rất nhiều app miễn phí. Sự chuẩn xác của kết quả tùy thuộc vào điện thoại của bạn; một chiếc iPhone hoàn toàn có thể chuẩn xác hơn một máy DSLR.

TẠO RA ẢNH: TRÁNG PHIM

Trừ khi bạn biết và có cách để tự tráng phim của bạn ở nhà, bạn sẽ phải tìm một lab tráng phim làm việc đó cho bạn.

Nếu bạn sống ở một thành phố lớn, gần như là đảm bảo là bạn sẽ tìm được ít nhất một lab tráng phim đúng ý. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhanh chóng tìm được chúng.

Việc đầu tiên là tìm kiếm trên mạng. Nếu kết quả chưa được thỏa mãn, hãy tìm kiếm trên mạng xã hội và các diễn đàn. Nói chuyện với các nhiếp ảnh gia phim đi trước cũng sẽ giúp nhiều. VD có một thành phố nhỏ ở Thái mà tôi được biết theo như trên mạng chỉ có 1 lab tráng phim. Hóa ra có đến 7 cái!

Nếu tất cả những việc trên thất bại, hãy suy nghĩ về việc gửi phim của bạn đến lab ở một thành phố khác. May mắn là những lab chấp nhận nhận order qua mạng thường quảng cáo về dịch vụ của họ trên website. Thường thì gửi phim của bạn theo đường bưu điện cũng khá an toàn, nhưng bản thân tôi sẽ tránh việc gửi chúng sang nước ngoài. Hãy nhớ ghi chú “NHẠY CẢM VỚI ÁNH SÁNG” (light sensitive) trên bưu kiện của bạn.

Một khi bạn đã tìm thấy lab của bạn – hãy đặt ra các câu hỏi cho họ. Hãy hỏi liệu bạn có thể xem một vài ảnh mẫu mà họ đã thực hiện, có những lựa chọn gì cho việc tráng phim và độ phân giải khi scan ảnh hay liệu có dịch vụ gì đặc biệt mà họ có thể cung cấp không. Ví dụ, lab Rocket Repro ở Vancouver cung cấp một dịch vụ miễn phí cho phép thêm bo ảnh tối để làm nổi bật phần ảnh nơi nhũ tương không bị lộ sáng.

Hãy hiểu rằng quá trình tráng phim, ngay cả khi sử dụng máy móc, cũng cần đến rất nhiều quy trình thủ công. Hãy dành thời gian để làm quen với những nhân viên ở lab, điều đó có thể giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn với phim của mình.

CHĂM SÓC THIẾT BỊ

Điều tốt nhất bạn có thể làm với máy ảnh phim của bạn là sử dụng nó. Hãy thường xuyên “tập thể dục” cho đồ nghề của bạn và đặc biệt là bộ máy màn trập để đảm bảo không bộ phận nào sẽ ngừng hoạt động theo thời gian, bớt đóng quá nhiều bụi, và nấm bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời.

Nếu bạn muốn điều tốt nhất, hãy gửi máy của bạn đi chăm sóc với dịch vụ CLA (clean, lubricate, adjust – lau sạch, bôi trơn, tinh chỉnh). Hãy hiểu rằng dịch vụ đó không giống như dịch vụ sửa chữa, chúng sẽ chỉ tốn hơn 100$ 1 chút. Lựa chọn người cung cấp dịch vụ một cách cẩn thận và nhớ tính toán đến phần chi phí vận chuyển.

Mặc dù không phải mọi máy ảnh đều cần đến CLA, chúng vẫn cần được dọn bụi thường xuyên. Cố gắng đừng chạm vào kính, điều đấy sẽ chỉ khiến chúng bẩn hơn ngay cả khi bạn đang cố lau nó. Một vài cú thổi từ thiết bị thổi khí là đủ.

Đừng lo lắng quá nhiều về những vết xước nhỏ lên ống kính. Độ nét và độ phân giải của một ống kính phụ thuộc vào toàn bộ cấu trúc của nó chứ không phải bề mặt của một thành tố riêng lẻ. Ngay cả với vài vết nứt, các lớp kính vẫn có thể hoạt động hoàn toàn tốt, tuy nhiên độ tương phản thường sẽ bị ảnh hưởng.

Hãy giữ phim của bạn tránh xa khỏi mặt trời. Tủ lạnh là một nơi rất tốt để lưu trữ phim trong một thời gian dài. Một số người thích cho phim vào tủ đông để giữ chúng “tươi mới”. Nếu bạn cũng chọn làm vậy, hãy rã đông cho chúng bằng chuyển chúng xuống ngăn mát một ngày và một ngày nữa trong phòng của chính bạn.

Khi đi du lịch, hãy nhớ rằng bất cứ phim nào bạn để ở trong máy ảnh cũng sẽ phải đi X-quang của sân bay. Một số phim sẽ xuống cấp nhanh chóng sau một hay vài lần bị scan như vậy; ISO càng cao càng dễ bị ảnh hưởng.

Phim ISO 800 có thể qua máy scan một hoặc hai lần mà không gặp vấn đề gì ngay, nhưng hồi sau thì chưa chắc. Cá nhân tôi, tôi lựa chọn bỏ tất cả phim ra khỏi hộp và để vào trong một túi zip trong suốt. Tôi sẽ đưa chúng cho các nhân viên kiểm tra an ninh và nhờ họ kiểm tra bằng tay mà không cần đưa qua máy x quang.

Ngoài ở Singapore, tôi đã luôn thành công trong việc nhờ kiểm tra phim bằng tay.

CHIA SẺ TÁC PHẨM

Bạn đã có ảnh! Giờ sao?

Ngoài việc đăng tải ảnh lên mạng, hãy cân nhắc tạo ra một album ảnh sờ được để có thể khoe cùng bạn bè hay gia đình khi họ tới thăm bạn. Đó thực sự là cách hay nhất.

Ở trên mạng thì bạn có thể bắt đầu bằng việc xem thử những hashtags như #BelieveInFilm hay #iShootFilm trên Twitter và Instagram.

Reddit có r/analog và r/polaroid, rất nhiều những diễn đàn khác, hay cả FlickR cũng không phải lựa chọn tồi.

Analog.Cafe vẫn thường xuyên nhận bài và ảnh. Tất cả đều được đọc và cân nhắc kỹ càng. Những bài và những bộ ảnh được chấp nhận sẽ được biên tập về cách trình bày và ngữ pháp, với bản quyền hoàn toàn thuộc về tác giả gốc.

HỌC THÊM NÀO

Tác phẩm của những tác giả xuất sắc, dù là trên chất liệu nào, cũng thể cung cấp rất nhiều cái nhìn sâu sắc và niềm cảm hứng. Với nhiếp ảnh phim, hãy tham khảo tác phẩm của Ansel Adams, Mary Ellen Mark, Tony Vaccaro, Dorothea Lange, William Eggleston, Vivian Maier, và W. Eugene Smith như một sự bắt đầu.

Twitter: @studio_c41, @ZDP189, @EMULSIVEfilm, và @analog_cafe.

Instagram: @japancamerahunter, @35mmcblog, @chichic, @tetedeloup, và @analog_cafe.

YouTube: NegativeFeedback, Matt Day, bigheadtaco, và EduardoPavezGoye.

Sách: Photography, the Definitive Visual History của Tom Ang, The Americans của Robert Frank, và Light and Film của Time-Life Books

Chụp ảnh phim thật vui nhé!

Phần 1: https://www.facebook.com/noirfotodarkroom/photos/a.716049552225648/720194371811166/?type=3&theater

Phần 2: 

https://www.facebook.com/noirfotodarkroom/photos/a.716049552225648/721964081634195/?type=3&theater

Phần 3: https://www.facebook.com/noirfotodarkroom/photos/a.716049552225648/751779798652623/?type=3&theater

Phần 4:

https://www.facebook.com/noirfotodarkroom/photos/a.375035986327008/771875333309736/?type=3&theater

Phần 5:

https://www.facebook.com/noirfotodarkroom/photos/a.716049552225648/792505111246758/?type=3&theater

Hương Mi Lê dịch cho Noirfoto