Nhiếp ảnh ra đời ở Châu Âu từ giữa thế kỷ 19 và có được vị thế của mình như một ngành nghệ thuật tạo hình mới tại Châu Âu và Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Để khẳng định vị trí độc lập và ngang bằng của nghệ thuật nhiếp ảnh đối với các hình thức mỹ thuật truyền thống, đặc biệt là hội họa, các nghệ sĩ sử dụng ngôn ngữ nhiếp ảnh thực sự đã phải trải qua những cuộc chiến. Những cách tiếp cận với nhiếp ảnh khác nhau thậm chí đối lập nhau đã được đặt ra nhằm giải quyết “xung đột” với hội họa. Kết quả của quá trình ấy không những giúp nhiếp ảnh phát triển đến thăng hoa mà còn mở rộng toàn bộ nền nghệ thuật thị giác thế giới.
Trong buổi workshop kiến thức “Nhiếp ảnh và Hội họa: Sự dịch chuyển của nghệ thuật thị giác”, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược nguồn gốc của nhiếp ảnh; mối quan hệ giữa nhiếp ảnh và hội họa khi nhiếp ảnh mới ra đời; các trào lưu nhiếp ảnh và các nghệ sĩ tiêu biểu đầu thế kỷ 20 giúp định hình và khẳng định vị thế của nghệ thuật nhiếp ảnh – và đóng góp của chúng vào nền nghệ thuật thị giác đương đại.
Buổi workshop sẽ do Hương Mi Lê phụ trách hướng dẫn.
Thời gian: 21/03/2021, 14:00 – 16:00
Địa điểm: Room of Fotography, tầng 3 MAI Gallery, 113 Hàng Bông, Hà Nội
Phí tham gia: 50k/người đối với đối tượng học sinh/sinh viên; 50k/người đối với đối tượng thành viên các chuỗi seminar thuộc Sunday Art Club; 100k/người đối với đối tượng còn lại
Link đăng ký: https://tinyurl.com/32tcuhk5
Hương Mi Lê là giảng viên môn Lịch sử Thiết kế Đồ họa và môn Ký tự pháp (Typography) tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, là quản lý giáo dục tại Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, là dịch giả và biên tập sách, tổ chức và điều phối các lớp học và thảo luận về nghệ thuật và thiết kế. Cô đã và đang làm việc với các đơn vị như Thái Hà Books, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, VCCA, Sunday Art Club, iDesign, Pencil Philosophy… Cô từng theo học Thiết kế Truyền thông tại Học viện Nghệ thuật Thị Giác, Frankfurt và Nhân học tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội. Mi cũng là một nghệ sĩ thị giác và nhà thơ hoạt động dưới cái tên mi-mimi.