Bài viết

Don’t cry Zonies – 10 lý do tôi không dùng mà cũng không khuyên dùng Zone System

Zonie Zonie please don’t cry
You’ll forget me by and by….

Lời giới thiệu của Noirfoto:

Zone System là một phát kiến của Adam Ansel. Không chỉ là một NAG, ông còn là một giảng viên đại học ngành nhiếp ảnh. Zone System rất hay và hữu ích trong việc kiểm soát quá trình chụp-tráng-rọi. Nhưng nó cũng chỉ là một công cụ và cần phải hiểu đúng, thực hành nhiều và không phải lúc nào cũng cần thiết. Do rất nhiều người hiểu sai nhưng lại thần thánh ZS quá (như với mọi thứ mà con người ta không hiểu) hoặc bị lậm, quá mải mê kỹ thuật mà kém về nội dung, ý tưởng, Noirfoto chia sẻ bài viết vui này.

Bài viết của Roger và Frances, cặp vợ chồng nhiếp ảnh gia rất tài năng.


Rất nhiều nhiếp ảnh gia tài giỏi sử dụng Zone System (ZS), và nếu nó hợp với bạn, không việc gì phải để tôi cản ý định của bạn. Còn nếu như bạn vẫn đang đắn đo về nó, hoặc nếu bạn đã thử nó và thấy rằng nó không hợp với sở thích của mình, bạn có thể đọc tiếp.

  1. Không bắt buộc phải dùng hệ thống ZS. Có những nhiếp ảnh gia giỏi chả dùng đến ZS nhiều như những người có dùng vậy.
  2. Có nhiều cách đơn giản và (tôi tin rằng) tốt hơn, hơn để xác định mức lộ sáng tối ưu cho âm bản. Nếu bạn muốn có chi tiết vùng tối nhất thì hãy đo sáng ở vùng đó và dựa vào đó để chụp. Nếu bạn có thể chấp nhận hy sinh chi tiết vùng tối nhất, thì hãy đo sáng vùng tối mà bạn muốn có chi tiết và dựa vào đó để chụp. Câu hỏi duy nhất đặt ra ở đây là bạn xác định tốc độ nào cho film, chỉ cần vài shot: nếu như bạn vẫn không có đủ chi tiết vùng tối khi bạn đo sáng như thế, vậy thì giảm tốc độ film xuống (khoảng 1/3 stop một lần), cho đến khi bạn thấy hài lòng.
  3. Cách tính chính xác để xác định thời gian tráng film đã định hình ra ZS chỉ áp dụng được với việc tráng từng tấm âm bản đơn, hoặc cuộn film mà chụp chủ thể mà cùng một dải sáng. Với film 35mm hay film cuộn, khả năng thực tế duy nhất cho việc xác định thời gian tráng là chấp nhận thời gian tốt với đa số các kiểu chụp của cuộn film đó, bạn phải chỉnh các kiểu còn lại bằng việc dùng giấy ảnh grade khác nhau hoặc dodge và burn. Một lần nữa, thời gian tráng phim tối ưu có thể nhanh chóng được xác định bằng cách chụp hình trong thực tế, tráng phim, và rọi ảnh. Ngay cả khi thời gian tráng không hoàn hảo, bạn vẫn có thể có được bản in tốt hoặc rất tốt nhờ thay đổi grade của giấy.
  4. Nếu bạn có biểu đồ thời gian/gamma của từng loại film, thì rất dễ thay đổi thời gian tráng để bù trừ cho thay đổi khoảng sáng của chủ thể: không cần phải test rất nhiều lần để biết được cần thêm hay giảm bao nhiêu thời gian tráng.
  5. Tôi thấy rằng các thử nghiệm để tẻ nhạt và thiếu thực tiễn. Như việc sử dụng densitometer (mật độ kế) và có thể vượt ra khỏi sự đơn giản hóa của ZS một cách thật sự, tôi thấy hầu như chẳng còn lý do gì để so sánh một đống ảnh chụp thẻ xám để xác định mật độ sáng tối nữa. Trên thực tế, ngay cả khi tôi có thể dùng densitometer, tôi cũng không dùng trừ khi tôi làm review film vì như đã nói, chẳng có lý do gì để làm thế, vì 2 lý do tiếp theo.
  6. Tôi tin rằng ZS khuyến khích nhiều nhiếp ảnh gia coi khoa học cao hơn nghệ thuật trong nhiếp ảnh của họ. Nhiếp ảnh giống như nấu nướng và âm nhạc hơn vật lý. Bạn cần phải hiểu bạn làm gì, sau đó sẽ có những chỉnh sửa nhỏ phù hợp với phong cách và sở thích của bạn.
  7. Tôi cũng tin rằng cách tốt nhất để học để chụp ảnh tốt hơn là chụp nhiều ảnh hơn, chứ không phải dành quá nhiều thời gian để tìm kiếm một sự chuẩn xác chẳng tồn tại. Ví dụ, để có được tính nhất quán khi tráng film, chúng ta nên chỉ dùng thuốc hiện 1 lần , bỏ đi sau khi sử dụng. Sử dụng lại thuốc hiện và gia tăng thêm thời gian để bù trừ vào lượng thuốc đã hao hụt do sử dụng là chế giễu sự chính xác mà rất nhiều người dùng ZS đều rất tự hào.
  8. ZS chỉ liên quan đến film đen trắng sử dụng hợp chất muối bạc, mặc dù nó có thể được sử dụng khi in kỹ thuật số từ bản scan. Cũng có khá khá người thử dùng nó cho film màu nhưng nó cần những thay đổi khá cơ bản của ZS mà một khi làm, hệ thống này sẽ thay đổi hoàn toàn trừ cái tên. Quan điểm một chiều của tôi là bất cứ ai thử liên kết film màu với ZS đều muốn kiếm tiền từ một thương hiệu mang lại lợi nhuận nào đó. Vì thế, hoặc vì họ đơn giản chẳng hiểu gì về ánh sáng và sự nhạy sáng. Điều này cũng đúng với ảnh số và cả lith printing.
  9. Có rất nhiều thuật ngữ trong ZS. Trong bối cảnh của ZS nó có ý nghĩa, nhưng nó cũng phức tạp và khó hiểu, và nó được sử dụng rộng rãi bởi Zonies (một kiểu gọi tên xúc phạm, không áp dụng cho tất cả những người ủng hộ ZS) như là một minh chứng lệch lạc cho sự vượt trội của họ. ‘Đặt’ một chủ thể trong một zone cụ thể, trong khi để cho những vùng khác tự “rơi” vào các zone khác, là một ví dụ. Thế nghĩa là họ đo sáng một vùng của chủ thể và quyết định rằng (ví dụ) bạn muốn nó là tone trung bình sáng, trong khi các vùng khác sẽ ở các zone khác. Tráng ‘N+’ hay ‘N-’ cũng thế. Nó nghĩa là tráng lâu hơn để tăng tương phản khi bạn chụp chủ thể có khoảng sáng hẹp (N+) hoặc tráng ít hơn (N-) để giảm tương phản nếu chủ thể có dải sáng rộng.
  10. Cuối cùng thì tôi thấy rằng những người đi theo ZS đều rất khó đỡ. Họ như là một loại tín đồ cuồng đạo mà sẽ chằm chằm nhìn bạn và sẽ cố thuyết phục bạn rằng thế giới vẽ ra trong mắt họ mới là thế giới duy nhất đáng sống. Rõ ràng là, chỉ với lý do thứ 1 ở trên, họ sai. Nhưng còn đáng buồn hơn, nhiều người tin rằng ZS là nền tảng của việc đo đạc độ nhạy sáng, chứ không phải là ngược lại. Không chỉ một lần, tôi gặp những Zonies nói như là “mày dùng ZS mà mày không biết đấy thôi”. Ờ, không, họ đang dùng việc đo đạc độ nhạy sáng cơ bản và ZS cũng thế. Và vài Zonies còn là nhiếp ảnh gia tồi tệ: kỹ thuật tuyệt vời, thẩm mỹ tuyệt vọng, và thường nhai lại một cách tệ hại chủ đề của bậc thầy Ansel Adams, gọi là ảnh ngụy-hoang dã. Loại tệ nhất là loại còn không có kỹ thuật mà chỉ đơn thuần bị ám ảnh với ý tưởng này.

Lời kết:

Bạn có thể nghĩ rằng chúng tôi sai. Đó là quyền của bạn. Bạn có thể nói chúng tôi không phải là những NAG xịn nhất thế giới. Chúng tôi lại càng chẳng thèm cãi bạn việc đấy, nhưng mà chúng tôi sẽ nhanh chóng nhắc được tên nhiều NAG tài ba mà cũng chả thừa sức màng tới ZS. Mà việc nhiếp ảnh như thể căn nhà nhiều gian vậy. Bạn có thể thích chui vào gian phòng Zone System, và nếu thì chúng tôi chúc bạn may mắn. Còn bọn tôi (cùng với vô vàn NAG khác) thì xin trú lại ở những gian phòng thoải mái hơn.

 Nguồn: http://www.rogerandfrances.com/subscription/ps%20zone.html

Phạm Tuấn Ngọc dịch cho Noirfoto